Những dòng công nghệ xuất hiện trên thị trường hiện nay, vấn đề đang được người tiêu dùng quan tâm chú ý nhất là thời lượng pin sử dụng. Để dần dần đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu đó, nhiều nhà khoa học đã có những phát minh "táo bạo" bất ngờ. Bên cạnh tìm mọi cách tăng thời lượng sự dụng pin cho các sản phẩm, còn có những phát minh bất ngờ hơn với các dòng sản phẩm "không bao giờ hết pin". Dưới đây là các dòng sản phẩm đang được thử nghiệm và đã có mặt trên thị trường:
Máy tính bảng Ecopad sạc pin bằng cảm ứng chạm:
Đây là một ý tưởng rất độc đáo nhất với khả năng tự tái tạo năng lượng bằng cách chạm và nhấn vào màn hình của Ba nhà thiết kế Hàn Quốc Jun-se Kim, Yonggu Do và Eunha Seo. Có thể nói, với ý tưởng độc đáo này chiếc máy tính bảng Ecopad sẽ tự thân vận động cung cấp nằng lượng hoạt động cho mình bằng cách bấm và chạm vào bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng để sạc pin cho máy mà không cần đến bất cứ tác động nào từ nguồn điện bện ngoài.
Ecopad sử dụng một tấm film nano áp điện, có thể khai thác năng lượng từ sự tương tác của người dùng với màn hình máy để cung cấp cho máy. Ngoài tấm film nano áp điện, dưới lớp màn hình LCD còn có một tấm tạo điện năng và pin để lưu trữ điện năng sinh ra. Một máy đo điện cũng được gắn vào máy giúp người dùng biết được khi nào chạm vào màn hình để sạc pin cho Ecopad.
Nạp pin khi đánh máy…không bao giờ hết pin (cái này hay quá)
Hiện tượng điện áp - phát ra điện khi có sức ép hoặc va chạm - được biết đến từ thế kỷ 19 bởi nhà khoa học Pierre Curie. Nắm bắt từ sự phát hiện này, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Madhu Bhaskaran người Australia đã phát triển những tấm màng cực mỏng chứa chất điện áp bằng công nghệ nano có thể tạo năng lượng khi tác động lên bề mặt. Do rất mỏng, chúng có thể được phủ lên các bộ phận điện tử và tích hợp trong hàng loạt thiết bị khác nhau, Bhaskaran cho biết "Tấm màng này có thể được đưa vào giày thể thao để sạc điện thoại, hay nạp năng lượng cho laptop khi đánh máy... và tạo ra thế hệ pin không bao giờ cạn",Các nhà khoa học này khẳng định công nghệ này tương lai sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 3 năm tới đây.
Sạc pin bằng nước sôi
Công ty TES NewEnergy tại Nhật Bản vừa phát minh ra một phương pháp mới để sạc pin cho điện thoại di động, đặc biệt phù hợp trong trường hợp xảy ra các thảm họa từ nhiên hoặc các hoạt động ngoài trời, bằng cách đun sôi nước trong một chiếc nồi. Chiếc nồi nhiệt điện có tên là Hatsuden-Nabe có khả năng biến nước đang sôi thành dòng điện để sạc pin cho các thiết bị điện tử như điện thoại smartphone, máy nghe nhạc và các hệ thống định vị toàn cầu thông qua cổng USB.
Hiện nay tại Nhật Bản chiếc nồi đặc biệt đã được bán rộng rãi ra thị trường với mức giá khoảng 299 USD . Công ty này cũng đang lên kế hoạch đưa sản phẩm của mình tới các nước đang phát triển, vốn đang có hệ thống điện lạc hậu và chắp vá.
Giám đốc điều hành của TES NewEnergy, ông Kazuhiro Fujita cho biết sáng chế này được xuất phát từ trận động đất và sóng thần kinh hoàng tấn công Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 vừa qua. Ông còn cho biết thêm “Khi tôi nhìn thấy trên TV cảnh những nạn nhân của trận động đất đốt lửa để sưởi ấm, tôi đã nảy ra ý tưởng giúp họ sạc pin điện thoại ngay khi đang ngồi bên bếp lửa, không giống như một chiếc máy phát điện năng lượng mặt trời, chiếc nồi của chúng tôi có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào trong ngày và ở mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ gọn của nó cho phép mọi người có thể dễ mang theo trong một chiếc túi trong trường hợp phải đi sơ tán khẩn cấp”.
Cụ thể, chiếc nồi được làm từ gốm nhiệt điện, có khả năng tạo ra dòng điện nhờ sự chênh lệch nhiệt độ 550 độ C ở đáy nồi và nước bên trong sôi có nhiệt độ 100 độ C. Công ty TES NewEnergy cho biết chiếc nồi này phải mất 3 đến 5 tiếng đồng hồ mới sạc đầy một chiếc điện thoại iPhone. Chiếc nối sạc pin được sử dụng chủ yếu trong các tình huống khẩn cấp và trong các hoạt động ngoài trời, nhưng cũng sẽ được sử dụng tại các nước đang phát triển.
Công ty TES NewEnergy được thành lập vào năm 2010 nhằm quảng bá những sản phẩm dựa trên công nghệ được phát triển tại Viện Công nghệ và Khoa học công nghiệp tiên tiến AIST của Nhật Bản. Ông Fujita khẳng định “Có rất nhiều nơi trên thế giới thiếu nguồn cung cấp điện cho việc sạc pin điện thoại di động, ở một số quốc gia Châu Phi, mọi người phải đi bộ tới những nơi mà họ có thể sạc pin điện thoại của họ. Chúng tôi sẽ mang phát minh của mình tới những người này”.