Qua lời giới thiệu của Sơn nông dân mình vô tìm hiểu làm sub cho video thấy cũng hay quá
nên hôm nay post lấy bài này ai vô xem cho ý kiến cùng thảo luận.bài này là mình post từ
trên mạng.
giao diện của aegisub là thế này
:
Như các bạn thấy trong hình thì giao diện của Aegisub khá đơn giản và dễ sử dụng. Video và khung edit sub nằm phía trên. Các line nằm phía dưới. Tuy nhiên cái dở của phần mềm này là việc sử dụng màu sắc highlight chưa hợp lý, cần điều chỉnh lại. Việc thay đổi này có thể thực hiện thông qua file config.dat trong thư mục Aegisub. Theo tui thì thay đổi 2 cái là đủ. Mở file config.dat bằng notepad, tìm tới dòng ghi là grid selection background=#..... rồi sửa lại sau dấu # là 1 số theo mẫu RRGGBB. Ở đây tui chọn 3737FF, cho ra màu xanh dịu khá dễ nhìn. Tiếp theo, dòng ghi là grid selection foreground=#..... thì sửa số thành FFFFFF. Tiếp theo là save và restart lại Aegisub.
Chú ý : Để đồng bộ về mã chữ trong quá trình làm việc, đề nghị tất cả sử dụng Unikey bản 4.0 RC1 hoặc 3.6, ko sử dụng các bản 4.0 beta vì gây 1 số lỗi. Bản 4.0 RC1 có thể download tại đây. Mã chữ sử dụng là Unicode dựng sẵn, vì các bảng mã khác ko tương thích tốt với Aegisub và VSFilter
a. Đối với Translator và Editor :
Trong khung edit sub, sau khi nhập xong mỗi dòng, ấn enter để xuống dòng tiếp theo. Chú ý với những dòng đánh dấu Comment là những dòng chú thích, ko hiện lên trong quá trình playback.
b. Đối với Styler :
Hơn ai hết, styler cần phải chú ý thật kỹ các chi tiết liên quan đến sub để làm sao cho đẹp. Vì vậy tui sẽ hướng dẫn chi tiết. Khi đọc nhớ sử dụng hình trên để tham khảo.
Phía dưới thanh menu là thanh button. Trước mắt chỉ cần chú ý 3 nút đầu tiên là New, Open và Save. Chức năng thì giống bên Word : tạo file mới, mở file cũ và save.
Ở hàng tiếp theo, chỗ Comment là để chỉ ra dòng đó có phải là dòng chú thích ko. Những dòng như thế này sẽ ko hiển thị trong khi play mà chỉ đơn giản để chú thích khi làm việc cho dễ dàng.
Cái khung bên cạnh chữ Comment là Style được áp dụng cho dòng đó. Bạn có thể ấn vào dropdown box để thay đổi Style cho dòng sub.
Ô cạnh đó nữa là Actor. Ô này ko có info cũng ko sao. Tuy nhiên nếu có thì tốt hơn nhiều vì chỉ ra nhân vật nào đang nói, tiện edit hơn.
Ô kế tiếp là effect cho riêng dòng đó. Nó có thể dùng để chứa thông tin thêm cho karaoke script hoặc effect do renderer cung cấp. Tuy nhiên tui chưa xài tới bao giờ. Neutral
Sang dòng thứ 4. Ô đầu tiên là layer. Layer có trị số cao hơn sẽ được render nằm phía trên layer có trị thấp hơn. Khi kết hợp nhiều layer lại sẽ cho ra nhiều kết quả rất thú vị.
2 ô kế tiếp là Start time và End time của line.
Ô bên cạnh là Line duration. Thay đổi nó sẽ dẫn đến thay đổi End time. Ngược lại, thay đổi End time hoặc Start time sẽ thay đổi Line duration.
3 ô cuối là margin để giới hạn khoảng cách với các biên của video (Left, Right, Vertical). Default là 0.
Dòng thứ 5 : Các button ở đây có thể dùng thay cho 1 vài ASS override tags, gồm có Bold, Italic, Underline, Strikeout, Font, Primary Color, Secondary Color, Outline Color và Shadow Color. Chi tiết tui sẽ giải thích sau trong phần nói về ASS override tags.
Cuối cùng là 1 option : Script theo time hay theo frame. Theo tui thì tốt nhất nên giữ nguyên theo time, vì ko chỉ làm việc với 1 loại FPS mà sẽ là nhiều loại, có thể là 23.976, 25, 26, 29.97, 30, 59.94, 119.88...
Cái khung nho nhỏ tiếp theo là khung edit sub. Cuối cùng là Grid line, chứa các dòng sub được đánh số thứ tự. Các thuộc tính được ghi theo các cột tính từ trái qua là : Number, Layer, Start time, End time, Style, Actor, Left Margin, Right Margin, Vertical Margin, Text
Righ-click menu :
Khi click phải vào mỗi line sẽ có 1 menu xuất hiện. Dựa vào menu này ta có thể làm được nhiều việc. Ý nghĩa các lệnh như sau :
Insert (before/after) : Chèn 1 dòng mới vào trước/sau dòng cần chèn. Thời gian của dòng mới là khoảng thời gian giữa 2 dòng liên tiếp.
Insert at video time (before/after) : Tương tự nhưng khác ở chỗ thời gian của dòng mới sẽ là 5 giây và bắt đầu cùng lúc với dòng vừa được chèn.
Duplicate : Sao chép thêm 1 dòng mới y như dòng cũ
Duplicate and shift by 1 frame : Cũng sao chép nhưng shift time đi cho dòng mới xuất hiện ngay sau khi dòng cũ vừa kết thúc. Khoảng thời gian giữ nguyên.
Split (by karaoke) : Chia dòng ra thành nhiều dòng mới theo các tag {k}, {ko}, {kf}
Swap : Hoán đổi vị trí của 2 dòng được chọn
Join (concatenate) : Nhập 2 dòng lại làm 1 và add thêm tag xuống dòng {N}
Join (keep first) : Nhập lại nhưng xóa nội dung dòng sau
Join (as karaoke) : Ngược lại với Split (by karaoke)
Make time continuous (change start) : Set lại time của các dòng được chọn (nằm liên tiếp nhau), sao cho dòng sau xuất hiện liên tục sau dòng trước bằng cách thay đổi Start time của mỗi dòng trừ dòng đầu
Make time continuous (change end) : Tương tự như trên nhưng thay đổi End time của các dòng trừ dòng cuối.
3 lệnh tiếp theo dùng để gộp và cắt bớt phần lặp của các dòng. Chi tiết coi lại phần help. Thực tế chức năng này rất ít khi dùng tới nên cũng ko cần chú ý.
Copy, Cut, Paste, Delete : Ko cần giải thích vì mấy cái này để làm gì đều biết rồi.
Tạm dừng ở đây. Hôm sau sẽ post tiếp. Very Happy
Làm việc với video :
Hầu hết người sử dụng Aegisub đều phải sử dụng tới video trong mỗi lần làm việc, đặc biệt là Typesetter (còn gọi là Styler). Phần hướng dẫn này sẽ giúp các bạn nắm được toàn bộ các yếu tố cơ bản trong quá trình làm việc với video nhằm cho kết quả tốt.
Để load video, bạn chỉ cần vào menu Video>Open video… Mặc định thì Aegisub support tốt 3 định dạng AVI (Audio Video Interleave), AVS (AVISynth script), D2V (DVD2AVI hoặc DGIndex project). Bạn cũng có thể mở các định dạng khác, bao gồm : MKV (Matroska video), OGM, MP4, MPG hay MPEG (MPEG-1), VOB (MPEG-2). Để mở được file VOB trực tiếp thì cần có 1 plugin trong thư mục AVISynth như dgdecode hay mpeg2dec3. MKV, OGM và MP4 thì thông qua DirectShow. Tuy nhiên ko nên mở trực tiếp các định dạng này do khá buggy và nhiều lúc có thể bị crash. Các file mở bằng DirectShow có độ tin cậy thấp khi seeking, dẫn đến nhiều sai lệch khi typeset, load chậm và tốn bộ nhớ do phải decode phần sound ra PCM. Tốt nhất khi gặp video loại này thì nên encode tạm qua file AVI CFR để dễ làm việc.
Sau khi mở file, Aegisub sẽ chuyển qua video mode như trong hình sau :
Thanh nằm phía dưới phần video (xem hình 2) là Seek bar. Bạn có thể dùng chuột kéo hay bấm để nhảy tới vị trí bạn muốn, hoặc bấm phím mũi tên Left hay Right để nhảy từng frame. Với file AVI CFR thì việc seeking sẽ chính xác nhất. Bạn có thể thấy những đường sọc màu đen. Đó chính là những keyframe. Rất nhiều keyframe nằm ở những đoạn chuyển cảnh, là những vị trí quan trọng mà bạn cần chú ý. Ngoài ra còn 1 số chức năng bạn sẽ cần dùng tới thường xuyên :
- Nhảy tới keyframe bên cạnh (trước hoặc sau) bằng cách giữ Shift và bấm Left hoặc Right. Thường chỉ có file AVI là dùng được chức năng này do thông qua AVISource, cho frame seeking chính xác.
- Nhảy đến vị trí đầu, cuối của mỗi line bằng cách giữ Ctrl và bấm Left hoặc Right. Cách này khá hiệu quả khi cần check xem sub có đi lệch quá ko.
- Khi click chuột trái vào Seek bar thì nó sẽ nhảy ngay tới vị trí bạn bấm vào, trong khi bạn lại muốn dùng bàn phím để nhảy trong khoảng ngắn. Để tránh phiền toái, bạn có thể bấm chuột phải để chọn Seek bar mà ko làm thay đổi vị trí hiện tại của thanh này. Ngoài ra có thể toggle chọn hay ko chọn Seek bar bằng cách ấn Ctrl+Space. Khi làm việc lâu dài với sub, cần dùng bàn phím nhiều thì chức năng này sẽ rất tiện dụng.
- Toggle autoscroll of video : Mỗi khi bạn chọn 1 line khác thì mặc định video sẽ nhảy đến vị trí đầu line đó. Trong 1 số trường hợp bạn sẽ ko muốn nó tự nhảy thì có thể disable nó đi bằng cách click vào nút bên cạnh nút Pause.
Playback :
Aegisub hỗ trợ playback video với 3 nút. Nút đầu tiên là play tính từ frame hiện tại. Nút thứ 2 là play line hiện tại bạn đang chọn. Nút cuối cùng là nút Pause. Playback của Aegisub thông qua software rendering, ko tận dụng video card nên sẽ sử dụng CPU khá nhiều. Bạn cũng có thể play audio cùng lúc với video, nhưng cần phải load audio trước (xem phần nói về Audio).
Chú ý : Aegisub ko phải là 1 trình media player nên ko có gì đảm bảo sẽ play đúng. Nếu muốn kiểm tra công việc của bạn sau khi làm xong thì nên dùng 1 trình media player (recommend MPC).
Zooming :
Phía trên khung video có 1 drop-down box ghi độ zoom theo %. Mặc định ở máy tôi là 100%. Còn ở máy khác thể nào thì ko biết. Neutral Bạn có thể thay đổi chỉ cố mặc định này trong file config.dat. Nếu muốn sửa thì tìm đến chỗ có đề default zoom. Ngoài drop-down box ra còn có 2 nút Zoom video in và Zoom video out nằm bên cạnh. Bạn có thể tận dụng chức năng này nếu thấy thích.
Motion tracking :
2 nút Fex tracker và Fex movement nằm phía dưới Seek bar là 1 công cụ khá mạnh dùng để tạo cho sub di chuyển theo những chuyển động phức tạp, phi tuyến tính. Motion tracker được viết bởi Tentacle. Cách sử dụng không đơn giản nên sẽ nói riêng 1 phần.
Position display :
Bên phải nút Fex movement là 2 box. Box đầu chỉ vị trí hiện tại theo thời gian và frame number. Giá trị này luôn luôn đúng nếu bạn đang sử dụng 1 file seek chính xác như AVI XviD ko có drop frame. Màu của box sẽ chuyển khi frame đó là keyframe. Mặc định là màu xanh lá. Ở máy tui thì tui set lại thành xanh dương.
Box thứ 2 chỉ thời gian liên hệ với start time và end time của line hiện tại theo millisecond. Bạn nên lưu ý các giá trị này để điền vào cho đúng trong 1 số tag như \fad() hay \move() nếu như bạn muốn đặt effect ở frame đó. Dấu + là sau, còn dấu – là trước.
Video menu :
Duyệt theo thứ tự từ trên xuống :
- 3 dòng đầu gồm Open Video…, Close Video, Recent list. Về phần này thì quá đơn giản nên tui sẽ ko nói thêm gì nữa.
- 3 dòng tiếp theo liên quan đến timecodes file, cũng bao gồm Open, Close và Recent list. Aegisub hỗ trợ cả timecodes v1 và v2 lưu dưới dạng file txt. Nếu bạn có ý định hardsub VFR thì bạn sẽ cần sử dụng tới cái này.
- Jump To : Nhảy tới vị trí được chỉ định trong video theo frame hoặc thời gian (chính xác tới centisecond). Bạn có thể dùng nút mũi tên màu xanh lá trên thanh phía dưới hoặc bấm Ctrl G thay vì phải vào menu này.
- Tiếp theo là 3 tùy chọn Zoom : 50%, 100%, 200%. Thường thì theo tôi bạn sử dụng drop-down box đã nói ở trên tiện lợi hơn.
- Các lệnh làm việc với cả sub và video : Như bạn thấy trong hình thì có tổng cộng 6 lệnh. Thay vì vào menu bạn có thể bấm vào nút trên thanh công cụ nằm phía dưới hoặc nhanh nhất là ấn phím Ctrl 1-6. Khi sử dụng các lệnh này, muốn chính xác thì tôi khuyên bạn chỉ nên dùng file AVI CFR chứ ko sử dụng file load bằng DirectShow hay file 120fps vì tính ko chính xác khi seeking của nó.
Jump video to start : Nhảy đến frame nằm ở đầu line
Jump video to end : Nhảy tới frame nằm ở cuối line
Snap start to video : Đặt lại start time của line cho trùng với frame hiện tại (rất hay dùng)
Snap end to video : Đặt lại end time của line cho trùng với frame hiện tại (như trên)
Snap to scene : Aegisub sẽ đặt lại start time và end time cho vừa với scene, tính theo 2 keyframe lân cận. Chức năng này đôi khi khá hữu ích.
Shift to current frame : Shift line lại cho start time trùng với frame hiện tại, trong khi vẫn bảo toàn được độ dài line do end time cũng được shift đi 1 khoảng tương ứng.
- Override aspect ratio (5 lệnh sau cùng) : Thay đổi lại aspect ratio. Bình thường thì nên để nguyên. Bạn chỉ cần quan tâm đến các lệnh sau khi làm việc với anamorphic video (loại video mà aspect ratio thực ko giống với aspect ratio lúc play, có thể tự co giãn cho hợp với độ phân giải màn hình). Trừ lệnh cuối cùng ra, 3 lệnh kia sẽ làm thay đổi width chứ ko phải height. Nếu bạn muốn chỉ định 1 aspect ratio trong phần Custom thì có 3 cách : ghi theo tỉ lệ (vd 4), điền số thực (vd : 2.35 2.35:1), ghi theo độ phân giải (vd : 853x480). Chú ý là sub sẽ được apply trước rồi video mới resize nên ko lo bị sai lệch về tỉ lệ giữa sub và video.
Khi di chuyển chuột lúc ko play video, bạn sẽ thấy 1 dấu dài hình chữ thập có đề tọa độ bên cạnh. Cái này ko thể ko chú ý vì bạn sẽ rất cần tọa độ để điền vào những tag cần tọa độ như \move(), \pos(), hay tag drawing.
Chú ý :
- Double click sẽ add thêm tag \pos() vào line hiện tại với tọa độ mà bạn click. Tọa độ đó sẽ là tọa độ tâm (origin) của line được set khi styling. Cái này tui sẽ nói sau.
- Trong video thì chiều dương của trục x là trái qua phải, y là từ trên xuống dưới. Mặc định thì gốc tọa độ nằm ở góc trên bên trái. Nếu bạn bấm giữ Shift trong khi di chuyển chuột thì gốc tọa độ sẽ được dời về góc dưới bên phải. Điều này sẽ có lợi cho bạn trong nhiều trường hợp. Nhớ là khi bấm thì bạn chưa thể thấy được thay đổi, mà phải đến khi di chuột mới thấy được.
Typesetting :
Sub anime ko giống với sub movie, vì có rất nhiều chi tiết cần chú thích, cũng như làm sao cho sub đẹp, hợp với video và dễ theo dõi. Đó chính là nhiệm vụ của styler.
Cách thức phổ biến nhất để diễn đạt các đoạn đối thoại giữa các nhân vật là sử dụng 2 style, 1 cái chính và 1 cái alternative. Cái thứ 2 sẽ sử dụng khi lời thoại của 2 nhân vật có 1 khoảng trùng nhau. 2 style này khác màu nhưng phải cùng font để đồng bộ.
Cách thứ 2 là sử dụng nhiều style (còn gọi là multicolor subtitles). Cách này thường được tận dụng khi số nhân vật quan trọng ko quá nhiều (khoảng 10 trở xuống), vd : Air. Còn với những bộ mà số lượng nhân vật nhiều, trong khi hầu hết đều quan trọng (như School Rumble) thì ko nên lạm dụng. 1 vd về dạng mulicolor này có thể xem ở hình dưới :
Style manager :
Aegisub cung cấp 1 công cụ rất tiện lợi để quản lý và edit style là Style Manager. Muốn mở nó, bạn chỉ cần vào Tools>Style Manager hoặc bấm vào nút có hình chữ S màu hồng trên thanh công cụ.
Để quản lý, lưu trữ style thì Aegisub có 1 database gọi là catalog, trong đó phân ra các storages. Mỗi storage sẽ lưu trữ những style nhất định mà bạn sẽ cần sử dụng thường xuyên. Để tạo ra 1 storage mới, bạn chỉ cần ấn vào nút New ở phía trên. Để xóa thì bạn ấn nút Delete. Bạn có thể copy style qua lại giữa storage và current script, xóa bớt hoặc tạo style mới. Copy và Delete thì ko cần giải thích gì thêm. Ở đây tôi chỉ giải thích về edit và tạo style mới.
Khi bạn tạo 1 style mới bằng nút New, hoặc edit 1 style bằng cách double click vào style đó thì Style Editor sẽ hiện ra. Đây là chỗ để bạn điều chỉnh lại style cho hợp với video.
Chữ để trong ngoặc vuông là phần code sẽ được sử dụng trong các ASS override tags sẽ nhắc tới trong phần tiếp theo của typesetting.
Style name : Tên style. Nên đặt tên sao cho dễ quản lý, dễ nhớ và tiện cho công việc. Các style ko được trùng tên nhau.
Fontname & fontsize : Tên font được sử dụng [\fn] và size của nó [\fs], phía dưới là các tham số khác như Bold ([\b1][\b0]), Italic ([\i1][\i0]), Underline ([\u1][\u0]), Strikeout ([\s1][\s0])
Color : Màu của các thành phần thuộc style [\c&H&]. Theo thứ tự thì 1 là primary (màu nền của sub), 2 là secondary (chỉ dùng trong default karaoke effect, chữ sẽ chuyển từ màu này sang primary), 3 là outline (màu viền), 4 là shadow (màu của bóng). Chú ý là màu sắc trong ASS override tags sử dụng là BBGGRR chứ ko phải RRGGBB như trong các tag HTML nên cần chú ý chuyển lại sau khi pick color bằng 1 trình khác.
Transparency : Nằm ngay dưới phần color là transparency (độ trong suốt) [\<1/2/3/4>a&H&], tính từ 0 (đặc) cho đến 255 (trong tối đa, ko nhìn thấy). Kết hợp các chỉ số này cùng với màu đúng mức sẽ giúp style của bạn trông phù hợp nhất.
Margins : Biên của line, với 3 tham số left (khoảng cách tới cạnh trái của video), right (khoảng cách tới cạnh phải); vertical (khoảng cách tới biên trên hoặc dưới tùy theo alignment của line, áp dụng với [\an]. Với 1, 2, 3 thì tính theo biên phía trên. Còn 7, 8, 9 thì tính theo biên phía dưới.
Alignment : [\an] Align sub. Con số sau chữ an từ 1..9, ghi theo số ở khung numpad trên bàn phím với vị trí, origin và căn lề như sau :
1. Góc trên bên trái, căn trái
2. Phía trên, ở giữa, căn giữa
3. Góc trên bên phải, căn phải
4. Giữa, bên trái, căn trái
5. Ngay tâm đối xứng của video, căn giữa
6. Giữa, bên phải, căn phải
7. Góc dưới bên trái, căn trái
8. Phía dưới, ở giữa, căn giữa
9. Góc dưới bên phải, căn phải
Việc căn này có theo đúng ý bạn hay ko còn phụ thuộc vào line breaking và chế độ word wrap (sẽ nói sau).
Outline và Shadow : Outline [\bord] để thiết lập độ dày viền (border) theo pixels. Shadow [\shad] để thiết lập độ dời của shadow so với phần sub chính (cũng theo pixel)
Opaque box : Đánh dấu cái này sẽ làm xuất hiện 1 hình chữ nhật đặc quanh mỗi line với màu nền là màu outline. Chỉ dùng cái này khi bạn muốn thiết lập như là mask để kiểm tra. Đừng sử dụng nó trong style vì nó chỉ làm sub xấu đi mà thôi.
Scale X/Scale Y : [\fscx] & [\fscy] dùng để scale font theo chiều X hoặc Y. Bạn có thể set sẵn theo style nếu thấy ổn. Tuy nhiên theo tôi thì thường nên chọn đúng font rồi để nguyên 100%. Còn việc scale lại thì tùy trường hợp mà nhét vô ASS tag sẽ hay hơn.
Angle : Góc quay tính theo trục z [\frz]. Thông thường thì bạn ko cần sửa lại mà cứ để nguyên.
Spacing : Khoảng cách giữa 2 chữ liền kề nhau [\fsp] tính theo pixels. Giá trị dương là tăng lên, âm là co lại. Khi gặp các font mà khoảng cách các ký tự khá lớn thì điều này có thể giúp ích khá nhiều. Tuy nhiên với tiếng Việt có dấu thì khi sử dụng cần cẩn thận vì nó sẽ kéo dấu lệch đi. Chú ý là giá trị âm chỉ có tác dụng với ASS tag, còn set trực tiếp trong style editor ko ảnh hưởng.
Character Encoding : Có thể thiết lập character encoding lại [\fe]. VD : 0=ANSI, 1=Default, 128=Japanese, 163=Vietnamese. Tuy nhiên theo tôi thì ko nên động vào mà cứ để nguyên như mặc định.
Chú ý : Khi ấn nút OK thì toàn bộ thay đổi của bạn sẽ được thực hiện và trở về Style Manager. Tuy nhiên thường thì bạn sẽ muốn kiểm tra thay đổi chứ ko muốn mất công vô lại để điều chỉnh nên việc sử dụng nút Apply để test rất có ích. Style Manager và Style Editor kéo ra sao cho nhìn thấy được video và sub. Trước đó thì kéo đến đoạn sub mà bạn muốn kiểm tra. Mỗi thay đổi trong style editor đều có thể kiểm tra lại sau khi ấn Apply. Nếu chưa vừa ý thì tiếp tục sửa và preview như vậy. Xong hết rồi hẵng ấn OK.
Chọn font : Việc chọn font hoàn toàn ko đơn giản nên tôi sẽ dành hẳn 1 mục để nói về điều này.
Về fontsize thì ko cần nói nhiều. Thường thì font Arial cỡ 40 hoặc các font khác với kích thước tương ứng là vừa đủ để để nhìn. Sub ko to quá mà cũng ko nhỏ quá.
Về font style thì tùy theo font. Các font chuẩn sẽ có đủ cả 4 style : Regular, Bold, Italic, Bold Italic. Tuy nhiên rất nhiều font bị khuyết mất một số style nhất định. Tùy theo yêu cầu mà styler sẽ chọn sao cho hợp lý.
Trong khung effect thì chỉ có Underline là có tác dụng, còn lại chỉ giúp bạn preview trong khung Sample. Tốt nhất bạn nên chọn các option trong Style Editor để chỉnh.
Quan trọng nhất chính là việc nên chọn font nào. Với font tiếng Việt, để đồng bộ về mã chữ, nhất là khi softsub thì theo tôi chỉ nên sử dụng font Unicode. Mấy bộ mã kia lỗi thời lắm rồi, nên vứt đi là vừa. Bạn có thể thấy với mỗi font có 1 bộ mã xác định trong phần Script, vd như trong hình thì font Revue có 2 script Western và Vietnamese, được generate theo kiểu Latin. Các font có nhiều mã nhất là Arial, Times, Verdana, Courier New. Về độ tương thích thì ko cần phải bàn vì đây là các font chuẩn. Tuy nhiên các font này lại khá đơn điệu nên ko thích hợp lắm để làm sub cho anime, hơn nữa kích thước mỗi font đều khá lớn (>400KB), ko thích hợp cho softsubbing. Nhét chừng 10 cái cỡ đó vô là cái file bự lên trông thấy liền. Các font nào có script Vietnamese trong đó sẽ dùng được tiếng Việt. Bạn phải chú ý về tính tương thích của font phù hợp với bảng mã nào. Thường thì bảng mã Composite Unicode là thích hợp nhất. Các bảng mã Unicode thường hay Vietnamese Locale CP 1258 ko tương thích hết với các font này. Font nào ko hợp thì khi gặp các chữ có dấu nó sẽ bị chuyển sang font mặc định (ở máy tôi là Arial) hoặc nhìn ko ra. Với font tiếng Nhật thì ko có nhiều, nhưng bạn có thể tìm thấy 1 số font khá đẹp trên mạng. Còn về font tiếng Anh (chỉ chứa Western script) thì cần chú ý 1 số điểm : Thứ nhất, do chỉ chứa 1 script nên kích thước rất nhỏ (từ 20KB đến 80KB), quăng vô file mkv rất sướng. Thứ 2, coi chừng 1 số lỗi về độ tương thích của các font loại này. Đa số font đều tương thích tốt với các máy tính sử dụng region setting khác nhau. Tuy nhiên 1 số font như Express lại gặp lỗi ko hiển thị đúng ở máy có region setting khác US như Japanese. Trong hình sau bạn có thể thấy rõ điều đó.
Down load Aegisub
[You must be registered and logged in to see this link.]pass giải nén vẫn là hieubich nha
khi click zo thi nó sẽ dẫn bnaj đến trang adf->các bạn nhìn lên thanh địa chỉ xoá hộ mình cái
đoạn
[You must be registered and logged in to see this link.]và chỉ lấy link này thôi nha :
[You must be registered and logged in to see this link.] đây là đối với ng mới chưa down qua adf bao giờ