Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đờiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
November 20th 2012, 10:58 pm
[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_06
[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_01[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_02_news[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_03
[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_04_newRikikudoLoveTukimiri[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_06_news
[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_07[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_08_news[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Bgavatar_09
[Thành viên] - RikikudoLoveTukimiri

[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Dai_tu10
Tổng số bài gửi : 674
Số lần được cảm ơn. : 91
Join date : 22/04/2011
Age : 32
Đến từ : HaNam Province

[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời Vide

Bài gửiTiêu đề: [H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời

Nội Dung Bài Viết:
<<<----------------------------->>>
TTCT - Ông pha ấm trà Bắc Thái do tôi đi công tác dài ngày về tặng, uống, gật đầu khen ngon. Rồi chỉ ra vườn. Tau mới bán một trăm mét vuông, thằng công an huyện lên mua, bảo không có thẻ đỏ cũng được.

Ông tính với tôi, cái nhà này mối mọt ăn hết rồi, sắp sập rồi. Tau bán dùng tiền đó xây lại thành nhà thờ, thêm cái nhà nho nhỏ như phòng sinh viên ở tạm đến chết. Tôi nhìn vào ban thờ nhà ông, có Phật, có ông bà tổ tiên và có tấm ảnh người vợ mất lúc ông bốn mốt tuổi. Ông chú thích thêm: tau làm sẵn chỗ để ảnh thờ và bát nhang tau luôn, sau này con cháu bê từ mộ về đặt lên đó là vừa. Không có tau cụ mi cứ qua trà lá nghe, tau đứng bên tau dòm cũng được.

Tôi nghe, im lặng. Ngẫm. Cái gì đó ứ tràn... Từ lúc tới đây, mua đất an cư, tôi với ông chỉ có nói và cười. Rắc rối về đứa con hoang của nàng Đ. chưa rõ mặt cha mà búa rìu dáo mác dư luận đang chĩa vào ông, tôi cũng... đau lắm! Tôi lờ chuyện đó mỗi lần qua ngồi với ông. Tôi không thể phơi bày một sự thật quá sức chịu đựng đối với bao ánh mắt xóm giềng luôn trìu mến với mối tâm giao giữa tôi và ông. Tôi biết nàng. Quá rõ. Một căn nhà trống, trong một khu vườn trống, một mình. Và giờ là hai.

Hết tuần trà, tôi lẳng lặng rút về, bộ dạng lễ phép. Ông không hỏi, không nhìn tôi, ông vẫn nhìn về phía ngôi nhà của nàng Đ. xa xa lấp khuất sau bụi tre nhà mình. Tôi biết ông rất thương nàng, vẫn nhận ra ấy trước hết đơn thuần là tình thương đồng loại. Nàng Đ. như con thú cái trúng tên lê chân về đến hang thì kiệt sức. Phải có một cánh tay nào đó băng bó cho nàng chứ...

Ăn cơm tối xong, tôi đứng ngó qua, thấy ông ngồi chỗ cũ, nhìn chỗ cũ, y như ông vẫn ngồi từ sáng đến giờ. Thường trước lúc qua nhà ông, tôi hay ngó xem ông có ở nhà không, hay có ngồi ở bộ bàn đặt trước hiên không. Bước qua, tôi cố tìm một câu vui vẻ để mở đầu cho quãng thời gian khá dài không gặp mặt nhau. Vào tới, ý nghĩ đó đã không cần thiết. Tôi đang thấy ông nhìn về đoạn đường ngoặt lên con kiệt qua ngõ, một ông già khăn đóng áo dài đen đang chân cao chân thấp bước lên. Đó đó, cụ mi nhớ ai không?

Tôi nhìn, nhận ra ngay ở bộ râu dài, chính là người bày ra cuộc họp bàn về đứa con hoang của nàng Đ., tôi là thư ký và đã “biện hộ” cho ông đến cùng. Sau buổi họp, chủ tọa gạch nhăng nhít, gạch đến không hề đọc ra chữ ở những chỗ ông ta cho là ngoài lề không liên quan mấy đến nội dung cuộc họp.

Bây giờ ông ta đang tập tễnh đôi chân, với cái batoong có cong chữ u ở chỗ tay cầm. Trình tự bước đi của ông: giơ chân - dừng trên không - đạp đất, một bước, giơ chân - dừng trên không - đạp đất, hai bước; cái batoong cắp nách, nước trầu chảy phều phào qua miệng, xuống râu, xuống ngực áo. Gần ngõ nhà ông, tôi ngồi xa cũng thấy có đống phân trâu nằm đó. Ông ta chựng lại, lắc lư, cúi, nhìn kiểu khám xét rất kỹ càng. Rồi, giơ chân - dừng trên không - đạp đất: “Đẹo mẹ... - ông lấy cái batoong ở nách cầm ngược khèo khèo đống phân trâu - Đẹo mẹ khăn đóng rớt đây rồi”.

Quên luôn cuộc họp mà ông ta chủ trì để rồi nàng Đ. bỏ về trước, đến ông và sau nốt là tôi, quên luôn ai nghe ai thấy, mặc, tôi hú lên cười. Ông thì chiếc răng cửa hàm trên chìa ra trông cũng buồn cười không kém, nhại lại: Đẹo mẹ, cục cứt đội trên đầu rớt đây rồi... Một chiếc xe máy pha đèn, rịn ga, chạy tới và “hốt” ông ta đi.

Tôi làm một ngụm trà. Ông chế thêm nước sôi. “Ôi cha!”. Ông nhìn vào trong. Rồi lật bật mặc áo mặc quần chỉnh tề. “Quên thắp hương kìa. Hôm nay ba mươi. Lạy ơn trên đừng quở mắng. Hôm nay sao tự dưng quên lửng đi mất, ăn cơm trước. Lạy ơn trên...” - ông lẩm bẩm, tiến ra phía những cái am ở góc sân. Nếu tính diện tích một trăm mét vuông như ông đã bán, chắc chắn phải di dời ít nhất hai cái am trong tổng số năm cái qua chỗ khác.

Thắp hương xong ông ngồi lại chỗ cũ. Ông hỏi tôi việc con dâu ông nhờ đến đâu rồi. Tôi bảo cũng hòm hòm. Chú mi giúp con dâu tau tới nơi tới chốn giùm. Tau thấy nó sống ân nghĩa quá. Thằng con tau học hành tới nơi tới chốn gì đâu, vớ được nó như trời ban phước. Lạy ơn trên... Giọng ông khác trước nhiều. Tôi ngỡ mình đang ngồi bên cha, nghiêm giáo. Tất nhiên chỉ là trong thoáng chốc.

Tự nhiên tôi lại hỏi ông mấy ngày nay có tới nàng Đ. không? Ông lắc đầu. Tuyệt đối không. Bỏ rồi. Đề đóm tau cũng bỏ rồi. Lâu lâu cắm con cho vui, mà có trúng đâu. Hôm qua tau thấy tau qua đời, định liều ôm con đề, nghĩ tới nghĩ lui lại thôi. Bỏ. Còn món vẫn chưa bỏ được. Nhu cầu sinh lý cụ mi à. Mỗi tháng vài lần lên phố ngắm hoa. Mấy đứa hắn thích tau lên chơi lắm. Tối qua ra về tau boa thêm nó không lấy, hắn ôm tau bảo ở lại. Tau dứt áo. Thấy rưng rưng cụ mi ơi.

Giờ mới biết đâu phải đứa nào cũng hám tiền. Tau tra rồi, làm ăn chi mà hắn ưa. Nó bảo anh nói chuyện vui quá, cười đã quá. Tau nói thật vợ mất lâu rồi, tội lắm. Nó bảo em tiếp khách hai năm rồi, thằng nào cũng bê bết hùng hục, tận dụng cho kiệt đồng tiền bỏ ra. Thấy anh yếu đuối em thương. Rồi nó chui đầu vô ngực tau rúc rích cười.

Tôi không rõ người con gái ông vừa kể đích thị ở trên phố hay chính là nàng Đ.?

“Sáng nay ngủ thấu tám giờ, mấy đứa gọi ăn sáng, tau thấy mình dậy rồi, tới bưng tô bún con H. (con dâu ông) sắp ăn, mà vẫn còn nằm trên giường. Ờ. Lạ chưa. Chú mi giải thích giùm với. Tại sao tau còn nằm đó mà lại có tau tới ăn bún con H. mua. Tôi hỏi thật à. Nhưng sao ông biết mình ăn bún, sao biết đang nằm. Thì tau đang ăn bún, định hỏi “con mua bún mụ Rin hay mụ Rớt mà cay quá H. ơi” thì tự dưng tỉnh lại. Dậy ngơ ngác nhìn ra. Thấy con H. đang đổ bún từ bao nilông vào tô. À, ngảng chưa. Răng hè? Là răng hè?

Tôi thấy hơi chờn. Tôi chưa hề biết đến hiện tượng này. Tôi cũng có đọc sách Phật, giải thích theo Phật thì đó là một dạng linh hồn thoát xác, cụ thể hơn chút thì linh hồn đang tính ăn xong tô bún rồi rời khỏi thân xác ông luôn... Nhưng tôi không giải thích ra miệng cho ông nghe. Tôi lắc đầu bảo ông mớ đó, còn thêm câu: chả sao đâu. Chính câu “chả sao đâu” này mà bước về nhà tôi thấy ân hận. Vì sao tôi phải nói câu đó. Tôi đã nắm được chín phần tâm trạng ông và an ủi ông: chả sao đâu.

Hôm sau theo lịch sắp xếp, tôi ra Quảng Trị dự Kiệu ở thánh địa La Vang. Dòng người kìn kịt, chụp ảnh cứ cầm máy giơ lên như đầu hàng. Thoát khỏi thác người cũng vô cùng nan giải. Tôi rút di động xem đồng hồ, thấy có mười một cuộc gọi nhỡ, ba giờ hơn. Bảy cuộc gọi nhỡ từ vợ, bốn cuộc gọi từ người quen và một số điện thoại bàn không rõ danh tánh.

Tôi len giữa dòng người hai tiếng đồng hồ, mải miết “đầu hàng”, điện thoại rung rồi chuông không biết. Chắc chắn có chuyện gì vợ tôi mới gọi nhiều như vậy. Tôi bấm số gọi lại cho vợ. Anh à. Anh về được chưa. Sao mãi không nghe máy? Ờ ờ, có gì à, đông lắm, ồn lắm... Ông… chắc sắp đi!… Anh về được không. Tôi nói như hét. Sao lại đi... Sao thế?! Chở lên viện... Con ông gọi taxi rồi nhưng ông không chịu, níu chặt thành giường bảo để sáu giờ tối nay tau đi. Sáu giờ bảy phút, ông đính chính lại thế, con cháu xê ra hết.

Tôi lại vin vào tinh thần của Phật mà lý giải, người biết trước giờ khắc mình rời nhân gian, một là đắc đạo, hai có phước, ba là thần chết đứng một bên bảo đúng giờ ấy giờ kia… lo mà thông báo với gia đình như vậy. Ông nhất định phải ghép vào trường hợp thứ hai. Tôi nhìn đồng hồ lần nữa, điện thoại vẫn để và vợ tôi vẫn eo éo nói gì đó, ba giờ mười bảy phút. Anh về, anh về bây giờ. Cúp máy. Lát sau tin nhắn từ số vừa gọi đến: Anh đừng chạy xe nhanh quá, em sợ.

Tôi tới bãi đỗ xe cách một cây số, mất thêm gần hai chục phút để đưa xe ra đường lộ. Xuất phát, vận tốc tối thiểu 60km/g. Tôi không biết gì phía trước. Xe đủ loại ngược xuôi. Một đứa trẻ qua đường ray không nhìn ngó, chuyến tàu hú còi man dại. Tôi cũng có thể chết nếu đâm vào xe tải, óc phọt, thân thể tung tóe như đạp trúng mìn... Tôi chỉ biết mình sắp mất một người bạn vong niên tri ân tri kỷ. Những buổi đi làm về không thấy ông, tôi ngơ ngẩn vô ra, ngó nghiêng.

Ông thầy tu chộp lấy tay tôi trước hết. Tôi nhận ra ngay. Tôi đồ thầy có một linh cảm đặc biệt và tôi càng tin điều: không ai lên chùa báo cho thầy biết ông sắp qua đời cả. Ông tự biết và tự đến.

Ông đã đi đúng sáu giờ bảy phút như ông nói lúc còn sống, còn nhớ đến tôi...

Vợ bảo ông đợi tôi về. Tôi về, ông đã đi! Nhưng mắt còn mở, đợi tôi, không con cháu dâu rể nào vuốt mặt ông chịu nhắm mắt. Tôi ào tới quàng tay vào vòng ngực mỏng lép. Vợ tôi khóc phía sau, con ông khóc phía sau. Nàng Đ. khóc phía sau, nhiều người giục tôi vuốt mặt cho ông đã. Tôi quay mặt và đưa hờ bàn tay trên khuôn mặt hóp sâu. Mắt ông đã nhắm chặt. Vĩnh viễn.

Rồi ông sẽ được đặt vào quan tài mới, thơm nức mùi xạ hương. Rồi ông phải nằm trong đó hàng tuần trước lúc được về với đất, được cưu mang trong lòng đất, được nghe gió gọi linh hồn giữa nghĩa địa trùng khơi. Ông sẽ có một khoảng trời mới, những người bạn mới, ông sẽ có một cái bàn riêng đặt trước hiên một ngôi nhà mới không mưa dột lạnh lùng, ông sẽ ngồi nhấp trà và nhớ về tôi và nhớ về nàng Đ. cùng mọi người. Và ông cũng sẽ thấy tất cả những gì bí mật nhất từ lâu tôi vẫn giấu giếm. Ông sẽ thấy tôi và..., ông sẽ đi qua căn phòng ngủ của tôi… Rồi ông nói với vợ ông rằng đứa con của nàng Đ. có phải của ông hay không. Vợ ông sẽ bảo tôi biết tất cả lâu rồi!

Chỉ mới hôm kia thôi tôi còn ngồi uống trà với ông. Ông có mệt, có buồn, có xanh hơn nhưng ông còn đó, còn khen vợ tôi nấu ăn ngon, bưng qua một tô mì chay tau ăn thấy ngon lắm… Tôi trào nước mắt. Tôi cũng có ý nghĩ đập đầu vào tường. Tôi muốn tru lên điên dại. Tôi muốn quỳ sụp xuống lạy bất cứ cái gì trước mắt, kể cả con chó nằm dưới góc bàn. Vì sao?...

Rồi một ngày, biết đâu, con cháu dâu rể của ông, họ hàng thân thuộc của ông, bạn bè của ông, cả những cô gái điếm buồn tủi của ông sẽ kéo tới đấm đá tôi, tát vào mặt tôi, sẽ túm tóc tôi lôi quanh nghĩa địa. Anh chết đi. Chết đi cho người ta sống. Riêng ông thầy tu không ngớt gõ mõ, không ngớt A Di Đà Phật, Phật đại từ đại bi xá tội...

Tôi quỳ trước xác ông. Tôi đã muôn trùng mang tội với ông... Ngày xưa ông không thể biết tôi làm gì trong bóng tối, còn nay tôi tin ông thấy tất cả. Bên tôi ông thầy tu đọc kinh, tôi không hiểu nghĩa nhưng tôi tin ông hiểu. Bao người nữa đều đang chắp tay khấn nguyện. Tôi khấn nếu mai mốt ông thấy những gì tiếp diễn, ông hãy quay mặt... Tôi thật muốn biết, rằng trong nỗi dằn vặt ghê gớm, nàng Đ. cũng khấn cầu điều tương tự?


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



[H]truyện ngắn: Câu chuyện cuối đời

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rỏ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
YÊU CẦU VIẾT TIẾNG VIỆT CÓ DẤU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GIẢI TRÍ :: CHUYỆN VUI CƯỜI-
/* Số lượt truy cập */