up lên cho anh em tham khảo . đề năm nay khó thật
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hong Kong sẽ là nước chủ nhà của ABU Robocon lần thứ 11 năm 2012. Sinh viên từ các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ tập trung tại Hong Kong, điều khiển các robot vượt qua những cây cầu (Bridges) và kênh đào (Tunnels) và đáp lên vùng đảo nhỏ (Island) và leo lên Tháp Bun (Bun Tower), chộp lấy các Buns may mắn và tích lũy "Peng On Dai Gat". Ai sẽ là người chiến thằng của cuộc thi sau một chuyến phiêu lưu ở Hong Kong ? Hãy chờ xem !
Hong Kong là một vùng đồi núi với một khung cảnh trùng điệp với hơn 200 hòn đaỏ lớn nhỏ, dẫn đến sự cần thiệt của việc sử dụng cầu và các kênh đào. Trong số đó Cross Harbour Tunnel liên kết Kowloon và bán đảo Hong Kong khắp vùng Victoria Harbour, trong khi Tsing Ma Bridge là một trong những hệ thống cầu treo đường bộ và xe lửa dài nhất trên thế giới giúp nối kết nối đảo Lantau với phần còn lại. Với hệ thống cầu và kênh đào của mình, Hong Kong ngày nay tự hào là một nước nó hệ thống giao thông phát triển.
Ở Cheung Chau, một hòn đảo nhỏ ở Hong Kong, lễ hội Jiao đã diễn ra hơn 100 năm. Cheung Chau đã từng bị tàn phá bởi bệnh dịch trong triều đại nhà Thanh, vì thế người dân địa phương đã lập một bàn thờ trước đến Pak Tai để cầu xin sự bình yên. Cuối cùng bệnh dịch đã kếch thúc sau khi các nghi lễ được tiến hành. Kể từ đó người dân Cheung Chau đã tổ chức một lễ hội Bun hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn của họ. Kể từ đó, người dân ở Cheung Chay đã tổ chức Lễ hội Bun hằng năm để bày tỏ sự biết ơn của họ. Các nghi lễ này đã tồn tại qua nhiều thế hệ của người dân ở đây.
Trong khi đó, lễ hội cũng là dịp để người dân trình diễn những nghệ thuật truyền thống của họ, như làm hình nộm bằng giấy, tạo hình các núi Bun (Bun là bánh bao), và làm nhiều bánh bao (Bun) để chuẩn bị cho lễ hội. Nó được làm phng phú thêm bằng các nghệ thuật âm nhạc dân gian, diễu hành, múa sư tử, múa qilin và tiếng trúng. Năm này qua năm khác, những người lớn tuổi cùng với con cháu của họ tham gia vào các lễ hội, qua đó các truyền thống có thể được duy trì qua những thế hệ nối tiếp nhau. Lễ hội cũng là một dịp lễ hội dành cho gia đình và thu hút rất nhiều các du lịch trên toàn thế giới. Lễ hội tại Cheung Chau cũng được xem là di sản văn hóa phi vật thể cấp nhà nước của Trung Quốc.
Tuần cao điểm của lệ hội là một cuộc diễu hành lớn trên đường phố với những đứa trẻ được hóa trang và đứng ở trên cao, kèm theo đó là những màn múa lân. Cuộc diễu hành di chuyển qua các đường phố hẹp được trang trí với những tháp tre cao và đính những chiếc bánh bao màu trắng nơi các phần chính của lễ hội diễn ra.
Vào lúc nửa đêm, các vận động viên sẽ tranh nhau leo lên trên tháp trong một cuộc đua cả về trí tuệ lẫn thể lực để lấy được những chiếc bánh bao may mắn nhất mà theo truyền thống gọi là "Peng on Dai Gat", có nghĩa là an khang và thịnh vượng. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương và du khác quốc tế, nó được biết đến với một tên khác - "Bun Mountain Festival".