Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


Đề cương Đường lối CMVNXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
August 23rd 2011, 4:53 pm
Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_06
Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_01Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_02_newsĐề cương Đường lối CMVN Bgavatar_03
Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_04_newMONKEYĐề cương Đường lối CMVN Bgavatar_06_news
Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_07Đề cương Đường lối CMVN Bgavatar_08_newsĐề cương Đường lối CMVN Bgavatar_09
[Thành viên] - MONKEY

Đề cương Đường lối CMVN Dai_tu10
Tổng số bài gửi : 608
Số lần được cảm ơn. : 29
Join date : 28/03/2011
Age : 31
Đến từ : Thanh hoá

Đề cương Đường lối CMVN Vide

Bài gửiTiêu đề: Đề cương Đường lối CMVN
https://tdh2.forumvi.com

Nội Dung Bài Viết:
<<<----------------------------->>>
Đường lối CMVN
Đề cương:

Câu1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời cảu ĐCSVN vào cuối thế kỉ 19 -20?

Câu2: phân tích nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên (3/2/1930) của đảng CSVN ?

Câu3: phân tích đường lối CMVN của ĐCSVN giai đoạn 1930-1939?

Câu 4: cho biết quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cảu đảng sau năm 1939? Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng?

Câu 5: phân chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền của ĐCSVN từ 39-45?

Câu 6: cho biết đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của đảng 1945-1946?

Câu7: trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân 1946-1954?

Câu8: phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống mĩ và xây dựng miền bắc giai đoạn 1954-1964?

Câu9: phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống mỹ, thống nhất tổ quốc và ĐCSVN giai đoạn 1965-1975?

Câu 10. Cho biết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ĐCSVN trong cuộ kháng chiến và bảo vệ tổ quốc.?

Câu 11: Phân tích chủ trương CNH XHCN thời kì trước đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 12: công nghiệp hoá là gì?cho biết mục tiêu quan điểm của đcsvn trong đường lối chn,hđh thới kỳ đổi mới?

Câu 13.cho biết những ưu nhược điểm của cơ chế kinh tế tập trung bao ,bao cấp thời kỳ đổi mới của đcsvn?

Câu 14. Phân tích quá trình hình thành tư duy của đảng về kt thị trường thời kỳ đỏi mơí từ đại hội 6-10?

Câu 15: Thể chế kinh tế thị trường là gì? Cho biết những chủ trương cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của đảng trong giai đoạn hiện nay?

Câu 16: cho biết quá trình thực hiện đường lối chính trị thời kì 1945-1989? Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những yếu tố nào?

Câu 17: Cho biết mục tiêu, quan điểm của Đảng trong đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới ?

trang sau:

Câu 18: cho biết quan điểm, chủ trương của đảng về xây dựng văn hóa thời kì trước đổi mới?

Câu 19: Cho biết quan điểm , chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa thời kì hiện nay

Câu 20: Phân tích chủ trương của đảng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay?

Câu 21: Phân tích nội dung đường lối đối ngoại của Đảng thời kì 1975-1986?

Câu 22: Nội dung đường lối đối ngoại , hội nhập kinh tế quốc tế từ sau năm 1986 đến nay?

Trả lời:

Câu1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời cảu ĐCSVN vào cuối thế kỉ 19 -20?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tra lời:
- Thế giới
Cuối thế kĩ 19 chủ nghĩa tư bản chuyển từ cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền. các nước tư bản đế quốc tăncg cường bóc lột nhân dân lao động , bên ngoài thì ra sức xâm lược và áp bức nhân dân lao động. làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
Phong trào đấu trang diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Trong hoàn cảnh đó chủ nghĩa mác ra đời và được lê-nin phát triển thành chủ nghĩa mac-lenin. Chủ nghĩa mac-lenin đã làm rõ được muốn dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản.
Tác động của cánh mạng tháng 10 nga và quốc tế cộng sản,
Năm 1917, cách mạng tháng 10 nga dành thắng lợi. nhà nước xô viết dựa trên nền tảng lien minh công nông dưới sự lảnh đạo của đảng bónsevich Nga ra đời .với thắng lợi của cách mạng tháng 10, chủ nghĩa mac-le đã đi từ lý luận đến thực tiễn, đồng thời mở đầu 1 thời đại cách mạng mới, thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. cuộc cách mạng này cỗ vũ mạnh mẻ phong trào dáu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là 1 trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản. cánh mạng tháng 10 như 1 tiếng sét đánh đánh thức nhân dann châu Á tỉnh giấc mê hang thế kĩ nay. Và cách mạng nga dạy chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Tháng 3-1919 quốc tế cộng sản thành lập, sự ra đời của quốc tế cộng sản thúc đẩy sự ra đời mạnh mẻ của phong trào cộng sản và công nhân thế giới.
Sơ thảo lần thứ nhất nhưng vấn đề về dân tộc và thuộc địa của lê nin công bố tại Đại hội 2 quốc tế cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng dân tộc bị áp bức trên lập trường Cách mạng vô sản.
- Trong nước:
Xã hội việt nam dứng đưới sự thống trị của thực dân pháp , chúng thiết lập bộ máy thống trị ở việt nam về chính trị,kinh tế văn hóa…
Chúng gia sức chèn ép bóc lột nhân dân ta . trước tình hình đó xã hội VN bị phân hóa sâu sắc, suất hiện thêm các giai cấp, địa chủ, nông dân, công nhân việt nam, tư sản VN, tiểu tư sản,.. tóm lại chính sách thống trị của thực dân pháp đã tác động mạnh mẻ đến xã hội việt nam, các tầng lớp ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân pahps áp bức. vì vậy xã hội việt nam không chỉ mâu thuẩn giữa nhân dân và giai cấp phong kiến mà còn mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân việt nam và thực dân pháp.
Phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẻ tuy nhiên đều thất bại do theo khuynh hướng tư sản và phong kiến.
Năm 1911 Nguyễn ái quốc ra đi tìm đường cứu nước. năm 1920 người đọc được bản kuận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của lê nin  tìm ra con đường cánh mạng đó là cách mạng vô sản.  đảng cộng sản việt nam ra đời.

Câu2: phân tích nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên (3/2/1930) của đảng CSVN ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:

- Phương hướng chiến lược của CMVN là : “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đi đến xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng: tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
- Về chính trị: đánh đổ đé quốc chủ nghĩa pháp và bọn phong kiến, làm cho nước việt nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông .
- Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa pháp để giao cho chính phủ công nông binh sử lí, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8h.
- Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nử bình quyền, phổ thong giáo dục theo công nông hóa.
- Về lực lượng cách mạng: đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn địa chủ và phong kiến, phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày thoát khỏi áp bứ bóc lột, phải hết sức lien lạc với tiểu tư sản, tri thức , trung nông, thanh niên, tân việt.. đẻ káo họ về phe vô sản giai cấp.
- Về lảnh đạo cánh mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lảnh đạo việt nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi lien lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ 1 chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
- Về quan hệ của cách mạng việt nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng việt nam là 1 bọ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành lien lạc vơiis các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản pháp.

Câu3: phân tích đường lối CMVN của ĐCSVN giai đoạn 1930-1939?
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:

Vừa mới gia đời, đảng trở thành đội tiên phong lãnh đạo cách mạng, phát động được 1 phong trào rộng lớn, mà đỉnh cao là xô viết nghệ tĩnh. Đế quốc pháp và tay sai thẳng tay đàm áp , khủng bố. lực lượng của ta bị tổn thất lớn: nhiều cơ sở đảng tan vở, nhiều cán bộ cách mạng Đảng viên ưu tú bị địch bắt, giết, tù đày. Thành quả lớn nhất của cách mạng 1930-1931 mà quân thù không thể xóa bỏ được là: khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, của đảng. hình thành 1 cách tự nhiên khối lien minh công nông trong đấu tranh cách mạng, đem lại cho nhân dân niềm tin vững vàng vào đảng vào cách mạng. khi hệ thống tổ chức của đảng được khôi phục Đại hội đề ra nhiệm vụ trước mắt : cũng cố và phát triển đảng về lượng và chất, đẩy mạnh vận động và thu phục quần chúng, tuyên truyền chống đế quốc chống chiến tranh, ủng hộ lien xô và cánh mạng trang quốc…
- 7-1936, ban chấp hành trung ương đảng họp lần 2. Xuất paths từ thực tế đại hộ quyết định:
+ mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với hội nghị 1. “ cách mạng tư sản dân quyền – phả đế và điền đại – lập chính quyền công nông bằng hình thức xô viết, để dụ bị điều kiện đi tới cách mạng XHCn”.
+ kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
+ Nhiệm vụ trước mắt: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ đoàn kết quốc tế: đoàn kết với giai cấp công nhân và đảng cộng sản pháp, ủng hộ mặt trận nhân dân pháp hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nữa công khai, hợp pháp và nữa hợp pháp.
- 7-1939 Tổng bí thư nguyễn văn cừ cho xuất bản Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sao lầm, thiếu sót của đảng viên. Tác phẩm đã phân tích những vân đề về xây dựng đảng, nhất là về đương lối xây dựng mặt trân dân chủ đông dương, tác phẩm không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc, sai lầm mà còn là 1 văn kiện lý luận quan trọng về công tác xây dựng đảng, vận động quần chúng.

Câu 4: cho biết quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cảu đảng sau năm 1939? Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trả lời:
Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, trong đó pháp là nước tham chiến. chính phủ pháp thi hành 1 loạt các biên pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa.
Tháng 6-1940, đức tấn công pháp và chính phủ pháp đầu hàng. 6-1941 phatxit tấn công lien xô. Từ khi Đức tấn công lien xô tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do lien xô làm trụ cột với các lực lượng do phat xit đứng đầu.
ở đông dương thực dân pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào đảnh cộng sản đông dương. Thực hiện chính sách “ kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang pháp làm bia đở đạn.
lợi dụng sự thất thủ của pháp ở đông dương, 4-1940 nhật bản cho quân xâm lược đông dương, pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng đông dương cho nhật. chịu cảnh “ một cổ hai tròng” đời sống nhân dân việt nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. mâu thuẫn giữa dân tộc việt nam với pháp, nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

• Nội dung hướng chỉ đạo:
- Một là: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầutamj gác khẩu hiệu: “ đánh đổ đại chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “ tịch thu ruộng đát của đế quốc và việt gian cho dân cày” chia lại ruộng đất của đế quốc và việt gian cho dân cày nghèo” chia lại ruộng đát cho công bằng, giảm tô thuế.
- Hai là: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước đông dương. ở việt nam, trung ương đảng quyết định thành lập mặt trận việt nam độc lập đồng minh thu hút mọi người dân yêu nước mọi thành phần lúa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu tổ quốc, cứu giống nòi.
- Ba là: quyết định phải xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đảng trong giai đoạn hiện đại. để khởi nghĩa vũ trang đi đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Hội nghị cũng chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của đảng, đẩy mạnh cộng tác vận động quần chúng.

Câu 5: phân tích chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền của ĐCSVN từ 39-45?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Điều kiện phát động tổng khởi nghĩa (thời cơ tổng khởi nghĩa):
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thắng lợi thuộc về phe đồng minh, phat xit Đức đầu hàng đồng minh không diều kiện(9-5-1945), phat xit nhật đi dần đến chổ thất bại hoàn toàn, chính phủ thân nhật trần trọng kim hoang mang cực độ. Tình thế cách mạng trực tiếp xuất hiện.
- Quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào đông dương tước vũ khí quân nhật.
- Vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân đội đồng minh.
- Ngày 13-8-1945 hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản đông dương họp tại tân trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từ tay phát xít nhật, trước khi quân đồng minh vào đông dương.
- Hội nghị cũng quyết định hững vấn đề quan trọng về chính sách dối nội, đối ngoại sau khi dành chính quyền.
- Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại tân trào, tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của đảng cộng sản đông dương, lập ủy ban dân tộc giải phóng do hố chí minh làm chủ tịch. Ngay sau đại hội quốc dân, hồ chí minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến. toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
- Dưới sự lãnh đạo của đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. từ ngày 14-8: giải phóng quân tiến công các đồn nhật ở cao bằng, bắc cạn, thái nguyên, yên bái. Ngày 14 đến 18 giành chính quyền ở Bắc giang, hải dương, hà tĩnh , quảng nam, phúc yên, thanh hóa, thái bình.
- Ngày 19-8: giành chính quyền ở thủ đô hà nội, ngày 23-8: khởi nghĩa giành chính quyền ở huế. Ngày 25-8: quân nhật ở sài gòn thất thủ, ngày 28-8: ta giành chính quyền trong cả nước. ủy ban dân tộc giải phóng tuyên bố tự cải tổ thành chính phr lâm thời nước việt nam dân chủ công hòa.
- Ngày 2-9: tại quảng trường ba đình, hồ chí minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào: nước việt nam dân chủ cộng hò ra đời.

Câu 6: cho biết đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của đảng 1945-1946?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Thuận lợi:
- Với thắng lợi của cách mạng tháng 8, nước việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, đảng ta trở thành đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm. Truyền thống đó càng được phát huy khi nhân dân ta đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước, thực sự được hưởng thành quả của cách mạng đem lại, nên có quyết tâm cao độ trong việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển trở thành một dòng thác cách mạng, phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên manh mẽ. về cơ bản và lâu dài thì tình hình ấy có lợi cho cách mạng việt nam.
• Khó khăn:
- Chính quyền nhà nước vừa ra đời còn non trẻ chưa được cũng cố vững chắc. lực lượng vũ trang cách mạng đang trong thời kì hình thành , các công cụ bạo lức khác chưa được xây dựng.
- Nền kinh tế nước ta bị kiệt quệ sau nhiều năm chiến tranh . tài chính, kho bạc chỉ còn 1,2tr đồng đông dương, ngân hàng đông dương vẫn đang nằm trong tay tư bản pháp. Bên cạnh đó, bọn tưởng giới thạch gây rối loạn thị trường.
- Văn hóa: dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội mà chế độ cũ để lại còn nặng nề.
- Chính trị: ở miền bắc gần 20 vạn quân tưởng lũ lượt vào miền bắc. sau lưng chúng là bọn việt quốc , việt cách với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng, đưa bọn tay sai lập chính quyền bù nhìn và thực hiện chính sách cướp bóc nhân dân việt nam.
- ở miền nam quân anh cũng mượn tiếng là vào tước vũ khí nhật , nhưng thực chất là chúng mở đường cho thực dân pháp cướp lại nước ta, ngày 23/9/1945 pháp đã nổ súng tấn công sài gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Nhật đã đồng minh với anh, dẫn đường cho quân pháp mở rộng đường chiếm đóng ở miền nam. Chưa bao giờ, cùng một lúc cách mạng việt nam phải đối phó với nhiều kẻ thù như thời điểm này. Chúng có thể mâu thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu chống cộng sản , thủ tiêu chính quyền cách mạng, xóa bỏ thành quả mà cuộc CMT8nvuwaf giành được.
• Chủ trương của đảng.
- Ngày 25/11/1945 ban chấp hành trung ương đảng ra chỉ thị “ kháng chiến kiến quốc” vạch ra con đường đi lên cho cách mạng việt nam trong giai đoạn mới.
- Về chỉ đạo chiến lược: đảng ta xác định mục tiêu cuả cách mạng việt nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là: “đan tộc trên hết, tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là dành độc lập mà giữ vững độc lập.
- Về xác định kẻ thù: phân tích âm mưu của các đế quốc với đông dương, ban chấp hành trung ương đã nêu rõ: kẻ thù chính của ta luc này là thực dân pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lữa đấu tranh vào chúng. Vì vậy phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân pháp xâm lược, mở rộng mặt trận việt minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận việt – minh- lào chống pháp xâm lược, kiên quyết giành độc lập tự do hạnh phúc dân tộc…
- Về phương pháp nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là:
1. Củng cố chính quyền cách mạng, 2. Chống thực dân pháp xâm lược, 3. Bài trừ nội phản,4. Cải thiện đời sống nhân dân.

Những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: xú tiến bầu cử quốc hội, thành lập chính quyền chính thức, lập hiến pháp, cũng cố chính quyền nhân dân, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, ttor chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, kiên trì nguyên tắc them bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ hoa-việt than thiện” đối với quân đội tưởng giới thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với pháp.

Câu7: trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân 1946-1954?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:

• Nội dung đường lối:
- Mục đích kháng chiến: là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng 8, đánh thực dân pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thực sự cho tổ quốc.
- Tính chất kháng chiến: cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Chính sách kháng chiến: “liên hiệp với dân tộc pháp, chống phản động thực dân pháp. Đoàn kết với mien lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình. Đoàn kết chặt chẻ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến… phải tự cấp , tự túc về mọi mặt.”
- Nhiệm vụ kháng chiến:
1. Đánh đuổi thực dân pháp xâm lược để dành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc.
2. Trong quá trình kháng chiến không thể thực hiện những cải cách dân chủ, tiến hành từng bước chính sách ruộng đất của đảng nhằm bồi dưỡng sức dân, cũng cố khối liên minh công nông, phản hóa cô lập kẻ thù.
3. Không chỉ đấu tranh cho ta mà còn bảo vệ hòa bình thế giới.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.
• Kháng chiến toàn dân: là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang , có 3 thứ quân làm nòng cốt…”bất kì đàn ông , đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái,dân tộc, bất kì người già người trẻ. Hể là người việt nam đứng lên đánh thực dân pháp”, thực hiện mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi hàng xóm là 1 pháo đài.
• Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
• Kháng chiến lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của pháp, để có thời gian củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hóa tương quan lực lượng từ chổ ta yếu thành mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
• Hang chiến dựa sức mình là chính: trước hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đòng thời coi trọng viện trợ quốc tế.
• Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, sonhg nhất định thắng lợi.

Câu8: phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống mĩ và xây dựng miền bắc giai đoạn 1954-1964?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam.
+ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc
+ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hưu cơ với nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước việt nam tiến kên XHCN.

- Đại hội đạ biểu toàn quốc lần 3 tại hà nội xác định.:
+ nhiệm vụ chung: : tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh XHCN ở miền bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng 1 nước việt nam hòa bình, thống nhất , độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa nình ở đông nam á và thế giới,.”
+ nhiệm vụ chiến lược: CMVN trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:
Một là: tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc.
Hai là: giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mĩ và bọn tay sai. Thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
+ mục tiêu chiến lược: “ nhiệm vụ cách mạng ở miền bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền nam thuộc 2 chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà bị tạm chia cắt, hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước, giữa nhân dân ta với đế quốc mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc,.
+ mối quan hệ của cách mạng 2 miền: do cùng thực hiện 1 mục tiêu chung nên: “ hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết vơi nhau và có tác động qua lại lẫn nhau”
+ vị trí, tác dụng:
Cách mạng XHCN ở miền bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền nam, chuẫn bị cho cả nước đi kên CNXH về sau, nên giữ vai trò quyết định nhấtcuar sự phát triển của toàn bộ cách mạng việt nam và đối với sự thống nhất cả nước,
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ con đường thống nhất đất nước: trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, đảng kiên trì hòa bình thống nhất theo tinh thần hiệp nghi gionever, sẳn sang thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất đất nước, vì đó là con đường tránh được hao tổn sương máu cho dân tộc ta, phù hợp với thế giới. “ nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẳn sang đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ cương quyết đánh bại chúng hoàn hoàn thành độc lập và thống nhất tổ quốc”.
+ triển vọng của cách mạng việt nam: cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là 1 quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về tay chúng ta, nam bắc xum họp 1 nhà. Cả nước đi lên XHCN.

Câu9: phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống mỹ, thống nhất tổ quốc và ĐCSVN giai đoạn 1965-1975?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:+ Về nhận định tình hình và chủ trươnh chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đanh tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẩn về chiến lược. Từ sự phân tích và nhất định đó, trung ương đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ nam chí bắc
+ quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc mỹ trong bất kì tình huống nào, để bảo vệ miền bắc, giải phóng miền nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.
+ phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của mỹ ở miền bắc, thực hiên kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền nam.
+ tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền nam: dữ vững và phát triển thế tiến công, cương tiến công và liên tục tiến công.” Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng 3 mũi giáp công “, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược. trong giai đoạn hiện nay đấu trang quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ 1 vị trí ngày càng quan trọng.
+ tư tưởng chỉ đạo đối với miền bắc: chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền bắc vũng mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ, để bảo vệ vững chắc miền bắc XHCN, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “ chiến tranh cục bộ” ra cả nước.
+ nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: trong cuộc chiến tranh chống mỹ của nhân dân cả nước, miền nam là tiền tuyến lớn, miền bắc là hậu phương lớn, bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ của cả nước vì miền bắc XHCN chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống mĩ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là” tất cả để đánh thắng giặc mĩ xâm lược”.

Câu 10. Cho biết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ĐCSVN trong cuộ kháng chiến và bảo vệ tổ quốc.?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:
• Ý nghĩa lịch sử:
- Ý nghĩa lịch sử đối với nước ta là kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế quốc mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt hơn 1 thế kỹ chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới, giải phóng miền nam, đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, mở ra kĩ nguyên mới cho dân tộc ta, kĩ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung 1 nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội; tăng them sức mạnh xã hội ; tăng them sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc việt nam, để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đoạn sau; góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của đảng và dân tộc việt nam trên trường quốc tế.
- Ý nghĩa đối với cách mạng thế giới là đã đập tan cuộc thảm kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía đông nam á của CNXH. Làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc mỹ, gây tổn thất to lớn và tác động sâu sắc đến nội tình nước mỹ trước mắt và lâu dài, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hòa bình phát triển của nhân dân thế giới.
• Nguyên nhân thắng lợi
Thắng lợi của sự nghiệp chống mĩ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân trog đó quan trọng nhất là:
- Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN, người đại biểu trung thành cho những lợi ích sống còn của cả dân tộc việt nam, đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Cuộc chiến đấu đày gian khổ hy sinh của nhân dân và quân dội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sỹ và hàng chục triệu đồng baò yêu nước ở miền nam ngày đêm đối mặt với quân thù, sứng đáng với danh hiệu “ thành đồng tổ quốc”
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền bắc XHCN của đồng bào và chiến sỹ miền bắc, một hậu phương vừa chiến đáu vừa xây dựng, hoàn thành suất xắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết long hết sức chi viện cho tuyền tuyến lớn miền nam đánh thắng giặc mỹ xâm lược.
- Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước việt-lào-cam và sự ủng hộ, sự giúp đở to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới kể cả nhân dân tiến bộ mĩ
• Bài học kinh nghiệm
-một là, đề ra và thực hiện đường lối dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nhằm hu động sức mạnh toàn dân đánh mĩ, cả nước đánh mĩ. Đường lối đó thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền bắc , nhân dân miền nam, cả dân tộc vn. Phù hợp với các trào lưu của cách mạng thế giới nên đã dộng viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh của tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiế thắng giặc mĩ xâm lược.
-hai là: tin tưởng vào sức mạnh dân tộc ,kiên định tư tưởng chiến lược tiến công,quyết đánh và quyết thắng đế quốc mỹ xâm lược. tư tưởng đó là một nhân tố hết sức quan trọng để hoạch định đúng đắn đường lối,chủ trương, biện pháp đánh mĩ, nhân tố đưa cuộc chiến đấu của dân tộc ta đi tới thắng lợi.
-ba là: thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo. để chống lại kẻ địch hung mạnh phải thực hiện chiến tranh nhân dân đồng thời phải chú trọng tổng kết thực tiễn để tìm ra phương pháp đấu tranh, phương pháp chiến đấu đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo.
-Bốn là: Trên cơ sở đường lối chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có phương pháp tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong quân đội, của các ngành, các địa phương, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
- Năm là: Phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng xây dựng lực lượng cách mạng ở cả hậu phương và tiền tuyến, phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của các nước XHCN các nước yêu chuộng hòa bình và các nước trên thế giới.

Câu 11: Phân tích chủ trương CNH XHCN thời kì trước đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời: Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn ra phức tạp và không thuận chiều. Thực hiện CNH được 4 năm 1960 – 1964 thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược phá hoại toàn miền Bắc. Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế, miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Khi đất nước vừa thống nhất 1975 , cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc rồi kết thúc cuộc chiến tranh này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác vừa phải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ trong khi phân công lao động chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu. Trong bối cảnh đó, đại hội Đảng III đã xác định rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa XHCN là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.Đó là mục tiêu cơ bản lâu dài phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
+ Về cơ cấu kinh tế: Đảng xác định: Kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng.
+ Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hội nghị trung ương lần thứ VII ( khóa 3) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:
-Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp TW đồng thời phát triển công nghiệp địa phương.
Những thay đổi trong chính sách công nghiệp hóa dù còn chưa thật rõ nét song cũng tạo ra một sự thay đổi nhất định trong phát triển.
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xá định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. nên nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
B, đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới.
Nhìn chung trong thời kì 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn nhân lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.
- Nóng vội, đơn giản, chủ quan duy y chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.

Câu 12: công nghiệp hoá là gì?cho biết mục tiêu quan điểm của đcsvn trong đường lối chn,hđh thới kỳ đổi mới?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản toan diện các hoạt động toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh ,quản lý kinh tế ,xã hội tự dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện , phương pháp công nghệ ,kỹ thuật ,tiên tiến hiện đại đẻ tạo ra năng suất lao động cao
- Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sỡ vật chất kỹ thuật hiện đại,có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp với trình độ phát triển lược lượng sản xuất,mức sống vật chất tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu nước mạnh xã gội công bằng dân chủ văn minh
- b.quan điểm công nghiệp hoá hiện đại hoá
- -một là,công nghiệp hoá gắn vơí hiện đại hoá và công nghiệp hoá ,hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức.
- -hai là,công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quôc tế
- -ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
- Bốn là. Coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng,là động lực công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- -năm là,phát triển nhanh ,hiệu quả và bền vững:tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ,bảo vệ môi trường tự nhiên,bảo tồn đa dạng sinh học.
-

Câu 13.cho biết những ưu nhược điểm của cơ chế kinh tế tập trung bao ,bao cấp thời kỳ đổi mới của đcsvn?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- A,ưu điểm:trong thời kỳ kinh tế còn pt theo chiều rộng (đất nườcs có chiến tranh) thì cơ chế quản lý bao cấp củng có nhưng ưu điểm nhất định:
- Cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kt vào các mục tiêu chủ yếu trong nhất là trongquá trình công nghiệp hoá ưu từng giai đoạn và đk cụ thể tiên tiến cn nặng.
- Đáp ứng yêu cầu của thời chiến.vì đất nước huy động được tối đa sức lực và bị xâm lược,mục tiêu là giải phóng dân tộc ò nhân dân xây dựng và phát tiển kt nn thục hiện bao cấp hoàn toàn
- Ko phải lo chuyện gia đình,vợ con.đẻ giúp người lính yên tâm chiến đấu
- b.nhược điểm
- thủ tiêu cạnh tranh ,kìm hảm sự phát triển tiến bộ kh kt
- triệt tiêu động lực kt đối với người lao động ,ko kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sx kinh doanh.
- Làm đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nn trỏ nên quan liêu,lộng quyền hách dịch .
- Khi nền kt chuyển sang giai đoạn pt theo chiều sâu dựa trên cơ sở ứng dụng các thanh tựu khcn hiện đại cơ chế bao cấp càng bộc lộ rõ khiếm khuyết của nó,nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trì tệ.
-

Câu 14. Phân tích quá trình hình thành tư duy của đảng về kt thị trường thời kỳ đỏi mơí từ đại hội 6-10?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của đảng về kinh tế thị trường. so với thời kỳ trươcds đổi mới,nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc .
- Một là, kt thị trường không phải là cái riêng có của chủ ngiã tư bản mà lả thành tựu phát triển chung của nhân loại
- Thị trừng giữ vai trò là một công cụ phân bố các nguồn lực kt .kt thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ,hình thành trong xã hội phong kến và phát triển cao trong chủ ngiã tư bản.kt thị trường và kt hàng hoá có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán ,đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ .kt hàng hoá và kt thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sỡ hưu khác nhau về tư liệu sx ,làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vao nhau
- Hai là, kt thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ ngiã xã hội
- Xây dựng và phát triển thị trường khôbng phải là phát tgriển tư bản chủ ngiã hoạch đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên .xây dựng kt xã hội chủ nghỉa cũng không dẫn tới kinh tế thị trường.
- Đại hội 7 của đảng (6-1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kt hàng hoá nhiều thành phần ,phát huy thế mạnh của các thành phần kt quốc dân thống nhất ,đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản nxuất hàng hoá không đói lập với chủ nghĩa xã hội,nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng xã hội chủ nghĩa.đại hội cũng xác định cơ ché vận hành của nền kt hàng hoá nhiều thành phần theo định hướg xã hội chủ nghĩa ở nước ta lá “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước’ bằng pháp luật ,kế hoạch chính sách và các công cụ khác.tiếp tục đường lối trên .đại hội 8 (6-1996) đè ra nhiệm vạ đảy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ,tiếp tục phát triển nền kt nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Ba là,có thể và cần thiết sử dụng kt hthị trường đẻ xây dựng chủ ngiã xã hội ở nước ta
- Kt thị trưòng không đối lập vói chủ ngiã xã hội nó còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên cnxh vì vậy xcó thẻ và cần thiết sử dụng kt thị trường để xây dựng cnxh ơ nước ta
- Là thành tựu của van minh nhân loại,ở bất kỳ xã hội nào,khi lấy thị trưòng làm phương tện có tính cơ sở để phân bố các nguồn lực kinh tế thì kinh tế thị trường cũng có những đặc diểm chủ yếu sau:
- -chủ thể kt có tín độc lập ,có quyền tự chủ trong sản xất .kinh doanh ,lỗ lẫi tự chịu.
- -giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết ,hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo
- -nền kt có tính mở caovà vận hành theo quy luật giá trị ,quy luật cung cầu,quy luật cạnh tranh
- -có hệ thống phát quy kiện toàn và sự quản lý vỹ mô cử nha nước
- Với đặc điểm trên.kt thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kt, xã hội


Câu 15: Thể chế kinh tế thị trường là gì? Cho biết những chủ trương cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của đảng trong giai đoạn hiện nay?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:
Thể chế kinh tế là 1 bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục…. thể chế kinh tế nói chung là 1 hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về sử lí vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.
Chủ trương đường lối:
Về mục đích phát triển: mục đích của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mợi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát khỏi nghèo và từng bước khá giả hơn”
Về phương hướng phát triển: phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là nhằm giải phóng mọi tiềm năng để phát triển trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền … phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đạo tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội vừa đảm bảo sự phát triển bền vững, vừa thể hiện rõ định hướng XHCN của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu phát triển con người…
Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước XHCN bằng pháp luật đảm bảo mục đích của nền kinh tế, sự vận động của chế độ sở hữu, phân phối theo định hướng XHCN, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi con người.

Câu 16: cho biết quá trình thực hiện đường lối chính trị thời kì 1945-1989? Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những yếu tố nào?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:
Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1975 – 1986 được chỉ đạo bởi các đường lối của các đại hoi 4 và 5 của Đảng đã góp phần mang lại những thành tựu mà nhân dân ta dã đạt được trong 10 năm 1975 – 1986 đầy khó khăn thử thách. Điểm tìm tòi sáng tạo trong giai đoạn này của Đảng ta là đã coi làm chủ tập thể XHCN là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta, đã xây dựng mối quan hệ Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp các địa phương.
Trong hệ thồng chuyên chính vô sản này, mối quan hệ giữa Đảng nhà nước và nhân dân ở từng đơn vị chưa được xá định thật rõ; mỗi bộ phân mỗi tổ chức trong hệ thong chuyên chính vô sản chưa làm tốt chức năng của mình. Chế độ trách nhiệm chưa nghiêm, pháp chế XHCN còn nhiều thiếu sót.
Bộ máy nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả mà cơ chế quản lí tập trung quan lieu bao cấp là nguyên nhân trực tiếp; các cơ quan dân cử các cấp được lựa chọn, bầu cử và hoạt động một cách hình thức chủ nghĩa.Không ít cơ quan chính quyền không tôn trọng ý kiến của dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ quen dùng các biện pháp mệnh lệnh hành chính.
Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội cơ bản và cấp bách. Nguồn gốc sâu xa là coi nhẹ công tác xây dựng Đảng. có tình trạng tập trung quan lieu gia trưởng, độc đoán trong phương thức lãnh đạo của Đảng. trong 10 năm 1976 – 1986 trên 19 vạn đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, có những người bị truy tố trước pháp luật. Trong số đó một phần khá lớn là những đảng viên phạm sai lầm về phẩm chất đạo đức.
Đảng chưa phát huy tôt vai trò và chức năng của các đoàn thể trong việc giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lí kinh tế xã hội. Các đoàn thể chưa tích cực đổi mới phương thức hoạt động đúng với tính chất của tổ chức quần chúng.
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm :
• Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân giai đoạn 1945 – 1954
Cách mạng thánh 8 – 1945 thắng lợi, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau:
- Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “ đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH”. Khẩu hiệu “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này.
Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc hết sức rộng rãi: Không phân biệt giống nòi giai cấp, tôn giáo ý thức chủ thuyết ; không chủ trương đấu tranh giai cấp.Đặt lợi ích dân tộc là cao nhất.
- Có một chính quyền đang tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng từ tháng 11- 1945 đến 2- 1951 được ẩn trong vai trò của Quốc hội và chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong chính phủ.
- Có một mặt trân ( Liên việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, do đó không co điều kiện công chức hóa và quan lieu hóa
- Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dânlaf nền sản xuất tư nhân hàng hóa nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ.
- Đã xuất hiện( ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác ( đảng dân chủ và đảng xã hội) đối với Đảng cộng sản Việt Nam . Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rẹt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.
• Hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1955 – 1975 và 1975 – 1986.
- ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kì thực hiện nhiệm vụ lịch sử sứ mệnh lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch suqr này đã diễn ra trên miền Bắc cách đay hơn 50 năm và từ sau ngày 30/4/1975 diễn ra trong phạm vi cả nước.
- từ tháng 4-1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp chống mĩ cứu nước, cách mạng việt nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN trong cả nước. do đó hệ thống chính trị của nước ta cũng chuyển sang giai đoạn mới: từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản trong phạm vi nữa nước( giai đoạn 1955-1975) sang hệ thống chuyên chính vô sản hoạt động trong phạm vi cả nước.
- bước sang giai đoạn mới, đại hội IV của đảng nhận định rằng, muốn đưa sự nghiệp cách mạng đén tòan thắng , “ điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực sự và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

Câu 17: Cho biết mục tiêu, quan điểm của Đảng trong đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới ?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mục tiêu: Nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Quan điểm:
Một là, kết hợpchặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ,lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời làm đởi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lí của Nhà Nước, phát huy quyên làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước.
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một các


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Đề cương Đường lối CMVN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rỏ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
YÊU CẦU VIẾT TIẾNG VIỆT CÓ DẤU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GIAO LƯU - CHIA SẺ KIẾN THỨC :: CHIA SẺ KIẾN THỨC CÙNG NHAU-
/* Số lượt truy cập */