Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


DLCMVN 18-22Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
August 23rd 2011, 5:10 pm
DLCMVN 18-22 Bgavatar_06
DLCMVN 18-22 Bgavatar_01DLCMVN 18-22 Bgavatar_02_newsDLCMVN 18-22 Bgavatar_03
DLCMVN 18-22 Bgavatar_04_newMONKEYDLCMVN 18-22 Bgavatar_06_news
DLCMVN 18-22 Bgavatar_07DLCMVN 18-22 Bgavatar_08_newsDLCMVN 18-22 Bgavatar_09
[Thành viên] - MONKEY

DLCMVN 18-22 Dai_tu10
Tổng số bài gửi : 608
Số lần được cảm ơn. : 29
Join date : 28/03/2011
Age : 31
Đến từ : Thanh hoá

DLCMVN 18-22 Vide

Bài gửiTiêu đề: DLCMVN 18-22
https://tdh2.forumvi.com

Nội Dung Bài Viết:
<<<----------------------------->>>
Câu 18: cho biết quan điểm, chủ trương của đảng về xây dựng văn hóa thời kì trước đổi mới?
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Trả lời:
- Trong quá trình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua đề cương văn hóa VN do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
+ Đề cương văn hóa Việt Nam xác định văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa của cách mạng Việt Nam
+Bản đề cương đề ra ba nguyên tắc của nền văn hóa mới là dân tộc – khoa học – đại chúng .
+Bản đề cương đã xác định khái niêm văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinh thần xã hội.
+Bản đề cương khẳng địnhvăn hóa mới Việt Namcó tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
- Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa.
+ Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt.
+ Hai là, phải giáo dục lại tinh thần nhân dân
Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độ chính xác và tính thời sự của nó.
- Đường lối văn hóa kháng chiến dần hình thành trong chie thị “ Kháng chiến kiến quốc” ra ngày 25/11/1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng, trong bức thư về “ Nhiệm vụ văn hóa Việt Namtrong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/11/1946 và tại báo cáo “ Chủ nghĩa Mác và văn hòa Việt Nam” trình bày tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai tháng 7/1948.
Đường lối đó gồm hai nội dung:
+ Xác định mói quan hệ giữa văn hòa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc.
+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là Dân tộc, Dân chủ.
+ Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học, trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ.
+ Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hiện đời sống mới.
+ Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ cái xaua hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hóa thực dân, phẩn động, học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới.
+ Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam.
- Đường lối tiến hành cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, xây dựng nền văn hóa mới xã hộichủ nghĩa mang đặc trưng dân tộc- khoa học- đại chúng tiếp tục được phát triển, bổ sung trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng( 12/1976) xác định
“ Xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa mới, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ , đảng viên và quần chúng, tiến hành đấu tranh chống tư tưởng văn hóa phản động của chủ nghĩa thực dân và của giai cấp bóc lột”
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng ( 3/1982) chỉ rõ nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đại hội 5 cúng trình bày rất đầy đủ về khái niệm “ Con người mới XHCN” và đưa ra phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”

Câu 19: Cho biết quan điểm , chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa thời kì hiện nay?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời:
…Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển
- Văn hóa là một mục tiêu của phát triển
- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.
Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhnhằm mục tiêu tất cả vì con người.
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắpqua hàng nghìn năn dựng nước và giữ nước.
Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường tinh thần đoàn kết, đó là lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất….
Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Mọi người Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa của đất nước, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọngtrong sự nghiệp này.
- Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
- Thực hiện quốc sách này chúng ta chủ trương:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở- mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học.
+ Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
+ Phát triện mạnh hệ thống giáo giục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm và cho việc xuất khẩu lao động.
+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lcj chất lượng cao.
+ Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục.
+Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
+Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ.
+Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Câu 20: Phân tích chủ trương của đảng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình Dân chủ nhân dân:
+Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình.
+ Chính sách tăng gia sản xuất nhằm tự túc tự cấp tụ túc, chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ trở thành phong trào rộng rãi, từ cơ quan chính phủ đến bồ đội, dân chúng, dược coi trọng như đánh giặc.
+ Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát chiển kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực hiện chính sách điều hòa lợi ích giữa chủ và thợ.
- Giai đoạn 1955 – 1975:
Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình CNXH kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hộithieets yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.
- Giai đoạn 1975-1985:
Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận.


Câu 21: Phân tích nội dung đường lối đối ngoại của Đảng thời kì 1975-1986?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trả lời:
a. Đại hội lần thứ 4 của Đảng ( 12/1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là “ Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở nước ta”
Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xôlaf hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối liên hệ đặc biệt Việt –Làotrong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng Đông Nam Á hòa bình, tự do, tập trung và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
b. Đại hội lần thứ 5 của Đảng( 3/1982) xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.
Về quan hệ với các nước , Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước A SEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại , nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình ; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.


Câu 22: Nội dung đường lối đối ngoại , hội nhập kinh tế quốc tế từ sau năm 1986 đến nay?
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Trả lời:
- Cơ hội và thách thức.
Về cơ hội:Xu thế hòa bình , hợp tác phát triển và xu thể toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế . Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Về thách thức:những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia….gây tác động bất lợi đối với nước ta.
Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ : sản phẩm, doanh nhiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn , thậm chí khủng hoảng kinh tế tài chính


- Mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại:
Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ Quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lựcđáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Tư tưởng chỉ đạo.
Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.
Hai là: Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.
Bốn là: Mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu.
Năm là: Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối thoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.
Sáu là: Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế- xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảy là: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh cuat đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tá m là: Trên cơ sở thực hiện các cam kết ra nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước.
Chín là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập quốc tế.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



DLCMVN 18-22

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rỏ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
YÊU CẦU VIẾT TIẾNG VIỆT CÓ DẤU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GIAO LƯU - CHIA SẺ KIẾN THỨC :: CHIA SẺ KIẾN THỨC CÙNG NHAU-
/* Số lượt truy cập */